7 VIỆC CẦN PHẢI LÀM TRƯỚC KHI XÂY NHÀ

Nhiều gia đình loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu khi thực hiện công cuộc xây ngôi nhà mơ ước. Ít người hiểu rằng không phải cứ đi hỏi giá xây nhà nếu rẻ thì cứ chọn. Rất nhiều vấn đề xung quanh việc xây nhà mà người xây nhà lần đầu nên tìm hiểu thêm như sau:



1️⃣Xác định nhu cầu gia đình:

- Lập danh sách thành viên trong gia đình: gồm cả những thành viên dự tính (con cái tương lai, người thân nước ngoài về, người giúp việc, khách tới nhà chơi ngủ lại…).

- Nhu cầu không gian sinh hoạt: xác định rõ ràng các phòng chức năng về ý tưởng, số lượng và diện tích (VD: có phòng giải trí không, có phòng để rượu không, diện tích lớn hay nhỏ, có chức năng gì).

2️⃣Quy mô ngôi nhà

- Xác định quy mô tối đa mà nhà nước cho phép xây dựng: để tiến hành thiết kế đúng quy định, tránh sai phép và dễ dàng trong xin phép xây dựng.

Xác định quy mô và tổng diện tích xây dựng: dựa theo nhu cầu của gia đình.

3️⃣Dự trù kinh phí

- Xác định đơn giá trung bình trên thị trường: nên tham khảo nhiều đơn vị khác nhau để nắm được đơn giá sơ bộ.

- Xây dựng phần thô: có thể ước tính chi phí theo m2 xây dựng ( = đơn giá * tổng diện tích xây dựng).

- Phần hoàn thiện: chi phí phụ thuộc vào chất lượng các vật liệu/vật tư hoàn thiện (từ trung bình tới cao cấp).

- Xây dựng trọn gói: tính toán xây dựng từ a đến z ( = đơn giá * tổng diện tích xây dựng).

- Chi phí dự phòng: khoảng phí này rất cần thiết do quá trình xây dựng thường phát sinh chi phí. Nhưng thường xuyên bị bỏ qua, khiến ngôi nhà sau này không được trọn vẹn như ý do chắp vá quá nhiều.



4️⃣Tìm đơn vị thiết kế và xây dựng

- Vấn đề phong thuỷ: tham khảo trước ngay khi có ý định xây nhà, nên có các yêu cầu phong thuỷ phù hợp với gia đình trước khi gặp KTS.

- Tìm kiếm đơn vị thiết kế kiến trúc: nên tìm kiếm các đơn vị uy tín, hạn chế cộng tác với cá nhân đơn lẻ, ít kinh nghiệm. Chú ý về các bản vẽ thiết kế và giá cả. Nhiều bên giá cả có thể rẻ nhưng bản vẽ thiết kế thiếu chi tiết, có thể ảnh hưởng tới kết cấu hoặc công năng sử dụng sau này.

- Tìm kiếm đơn vị thi công: ưu tiên các đơn vị thi công hoạt động lâu năm, có cam kết rõ ràng về chất lượng vật tư, vật liệu, giá cả, thậm chí là cả bảo hành.

Thông thường, để đảm bảo tính đồng nhất giữa thiết kế và thi công cũng như tiện hơn khi được tính giá trọn gói, các gia chủ thường sẽ chọn chung 1 đơn vị thực hiện cả hai công đoạn này.

5️⃣Quan tâm đến thiết kế:

- Làm việc và thống nhất với KTS các phương án thiết kế kiến trúc, trao đổi kỹ tất cả các nhu cầu, tránh thay đổi những nhu cầu đã đưa ra, sẽ làm chậm tiến độ đi rất nhiều.

- Phối hợp với KTS hoàn thiện bản vẽ (từ phối cảnh, kết cấu, mặt tiền, điện nước) để có được thiết kế ngôi nhà ưng ý nhất. Dành thời gian cho việc xem kĩ các bản vẽ từ phía KTS. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc bố trí thép sàn để đạt hiệu quả cao trong xây dựng.

6️⃣Xin phép xây dựng

- Nên tiến hành song song với thời gian thiết kế kiến trúc, phải tính toán thời gian đủ dài cho việc xin phép khởi công xây dựng.

- Chuẩn bị chi phí xin giấy phép.

-Chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng.

Thời gian từ 30 đến 45 ngày với hồ sơ hợp lệ.

7️⃣Chọn nhà thầu xây dựng:

- Sau khi tham khảo các nhà thầu, đến lúc phải lựa chọn nhà thầu xây dựng cuối cùng, ưu tiên các đơn vị/công ty có giấy phép kinh doanh rõ ràng, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

- Hợp đồng xây dựng: xem xét tất cả các điều khoản:

+ Chi phí.

+ Hạng mục xây dựng.

+ Tiến độ xây dựng.

+ Quyền lợi và trách nhiệm các bên.

+ Các cam kết hỗ trợ dịch vụ.

+ Phạt vi phạm hợp đồng.

Hi vọng các chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trồng Cây - Một cách để nuôi dạy con trẻ hiệu quả

Nhà dành cho trẻ để trải nghiệm

Tổng hợp những sai lầm khi xây nhà lưu ý